Cá koi nằm im dưới đáy là bị bệnh gì? – Cách khắc phục

22/12/2020

Kiến thức nuôi cá Koi

12/22/2020 4:36:41 PM
/uploadwb/hinhanh/ca_koi_bo_an1_228192020123616_b_.jpg

Với những người thích chơi cá koi, được ngắm những chú cá bơi lội tung tăng trong hồ nước là niềm vui, thú vị. Tuy nhiên, trong một số thời điểm, bạn thấy cá koi thường xuyên nằm im dưới đáy hồ, lười bơi lội thì đừng chủ quan mà hãy tham khảo cách xử lý được nêu trong bài viết sau.

Cá koi nằm im dưới đáy là bị sao?
Cá koi có nguồn gốc từ Nhật Bản, những mảng màu trên thân cá được người Nhật coi là mảng xăm, mang lại may mắn, thịnh vượng và biểu tượng của ý chí, nghị lực, thành công. Có 2 dòng cá koi chính là cá koi chuẩn và cá koi bướm, trong đó đặc biệt cá koi bướm có vây dài mềm mại, khi bơi vô cùng uyển chuyển, đẹp mắt.
Thông thường cá koi Nhật rất thích bơi lội trong hồ, khoe thân hình thuôn dài và cân đối như cái tàu ngầm của mình. Tuy nhiên nếu bỗng nhiên một ngày nào đó, bạn tự dưng thấy những chú cá koi trong hồ của mình nằm im dưới đáy thì rất có thể cá koi đang bị bệnh hoặc gặp vấn đề nào đó.
Theo chia sẻ của những người chơi cá koi lâu năm thì cá koi gặp hiện tượng này do một số lý do: Cá ăn quá nhiều khiến nặng bụng, lười bơi hoặc cá bị táo bón, ăn không tiêu; cá bị sốc nước hoặc do sốc bởi chấn động mạnh; nguyên nhân phổ biến nhất là cá koi bị bệnh ngủ với biểu hiện cá uể oải, nằm nghiêng hoặc ngửa với vây bị kẹp, thờ ơ như đang ngủ. Nhiều con bị nặng sẽ dần chìm xuống đáy hồ, cũng có thể phần đầu nặng và chìm xuống còn phần đuôi nổi lên trên, mắt cá Koi trũng xuống, sưng lên và sắc tố da thay đổi, xuất hiện lớp nhầy màu trắng xuất hiện trên mang cá và lan ra toàn cơ thể.
 
Cách khắc phục tình trạng cá koi hay nằm im dưới đáy
Tùy vào nguyên nhân khiến cá koi nằm im dưới đáy mà người nuôi sẽ có cách xử trí khác nhau để giúp cá mau phục hồi và khỏi bệnh.
Đối với cá koi nằm im dưới đáy hồ do mắc bệnh ngủ:
Sự xâm nhập của vi khuẩn Flavobacterium và virus CEV là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ngủ ở cá Koi. Để khắc phục bệnh, bạn cần tiến hành tăng hoặc giảm nhiệt độ trong bể bởi virus thuộc nhóm CEV phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 15-23 độ C. Vì vậy, nhiệt độ thấp hoặc cao hơn ngưỡng này sẽ làm ức chế các virus có hại cho cá Koi. Tuy nhiên, Koi sẽ căng thẳng và dễ chết trong môi trường lạnh nên bạn cần tăng nhiệt độ trong hồ/ao nuôi nhé!
Ngoài ra bạn cũng có thể tiến hành tắm muối cho cá koi với nồng độ 0.5 – 2.9%, duy trì trong khoảng 4 ngày sẽ làm tăng sức đề kháng và tránh bệnh ngủ cho cá Koi.
Đối với cá koi nằm im dưới đáy do bị sốc nước
Đặt cá trên sủi oxy, một tay cố định cá và dùng ngón trỏ và ngón cái bóp nhẹ vào 2 bên bụng cá phía sau vây bơi.
Dùng ngón cái và ngón trỏ còn lại bóp nhẹ để miệng cá mở ra. Phối hợp đều đặn sao cho nước tuần hoàn ra vào miệng cá giúp mang cá hô hấp, vì lúc này cá rất yếu nên không thể tự mở miệng ra được.
Cứ bóp khoảng 10 lần thì nghỉ vài giây, tiếp tục cho đến khi nào cá có thể tự thăng bằng và hô hấp khỏe lại. Sẽ mất trung bình từ 30 – 60 phút koi sẽ tỉnh dần và giữ được thăng bằng. Lâu hơn nữa để cá có thể bơi được nên rất cần người nuôi phải kiên nhẫn.
Đối với cá koi nằm im dưới đáy do ăn quá nhiều hoặc bị táo bón
Trường hợp cá ăn quá nhiều, phình bụng do táo bón, không tiêu hóa được thì bạn cần ngừng cho cá ăn, vuốt nhẹ bụng cho cá dễ tiêu hóa đồng thời thổi oxy cho cá koi, sau đó cá koi sẽ tự động thải phân, lượng thức ăn bắt đầu tiêu hóa tốt trở lại (tuy nhiên phương pháp này cũng không nên làm quá nhiều sẽ không tốt). Chúng ta có thể cho cá sử dụng thuốc tiêu hóa để hỗ trợ làm thông đường tiêu hóa cho cá chép koi.
Các tin khác

Địa chỉ: 211/1 Nguyễn Thái Sơn, P7, Q.Gò Vấp, TP.HCM
Điện thoại: 0967840131
Email: acpharno@gmail.com
Website: www.acpharno.com